Bài này sẽ giới thiệu các chuẩn thiết kế thùng máy và cấu trúc cơ bản của một thùng máy Desktop. Đây là những kiến thức rất bổ ích, đặc biệt khi bạn muốn lựa chọn một vỏ máy mới cho máy tính của mình.
1. Chức năng của thùng máy tính (Computer Case)
Thường gọi là case máy tính hoặc vỏ case. Dùng để gắn kết và bảo vệ các linh kiện phần cứng của máy tính cũng như tạo vẻ mỹ quan cho máy tính.
Có 2 kiểu thùng máy thông dụng:
– Kiểu nằm
– Kiểu đứng
2. Các chuẩn thiết kế thùng máy tính Desktop
Các thùng máy được thiết kế dựa trên cấu trúc của mainboard và tuân theo các chuẩn: AT, ATX và BTX.
– Chuẩn AT (Advance Technology): ngày nay ít sử dụng
– Chuẩn ATX (Advance Technology Extended): được sử dụng phổ biến
- Full ATX: có kích thước 19”x 9.6” (48.26 x 24.4cm)
- Mini ATX: có kích thước 11.2”x 8.2” (28.45cm x 20.83cm)
- Extended ATX: có kích thước 12”x 13” (30.48cm x 33.02cm)
- MicroATX: có kích thước 9.6”x 9.6” (24.4cm x 24.4cm)
– Chuẩn BTX (Balanced Technology Extended): tản nhiệt tốt
- BTX: kích thước 12.8”x 10.5” (32.512cm x 26.67cm).
- MicroBTX: kích thước 10.4”x 10.5” (26.416 x 26.67cm).
- NanoBTX: kích thước 8.8”x 10.5” (22.352cm x 26.67cm).
- PicoBTX: kích thước 8”x 10.5” (20.32cm x 26.67cm).
Thùng máy server: thùng máy server có cấu trúc khác biệt, kích thước lớn với hệ thống tản nhiệt tốt và cấu trúc phức tạp.
3. Cấu trúc của thùng máy
Cấu trúc bên trong của các loại thùng máy đều tương tự nhau. Phổ biến nhất vẫn là kiểu thiết kế theo chuẩn ATX, gồm 4 khu vực chính:
- Khu vực lắp bộ nguồn
- Các khe 5.25”: thường gắn CD, DVD
- Các khe 3.5”: thường gắn HDD, FDD
- Khu vực lắp mainboard
Mặt trước thùng máy
- Gồm nút tắt nguồn, nút reset và các đèn tín hiệu nguồn, tín hiệu ổ cứng.
- Tích hợp thêm một số cổng giao tiếp USB, Audio,…
Mặt sau thùng máy
- Gồm các cổng kết nối thiết bị ngoại vi.