Khi mua máy tính hoặc có nhu cầu nâng cấp máy tính, chúng ta thường quan tâm đến thông số kỹ thuật của CPU. Bài này sẽ giới thiệu chi tiết các thông số cần lưu ý của CPU.
1. Thông số kỹ thuật của CPU
Mỗi vi xử lý có các thông số kỹ thuật khác nhau:
- Loại đế cắm
- Tốc độ xử lý
- Độ rộng thanh ghi
- Bộ nhớ Cache
- Tốc độ Bus
- Tập lệnh (Intructions Set)
- Điện áp hoạt động
1.1. Tốc độ xử lý của CPU
Còn gọi là xung nhịp hay clock speed.
Tốc độ xử lý của CPU là số lần thực hiện lệnh trong một giây, có đơn vị là Hz, MHz, GHz. CPU có chỉ số này càng cao thì tốc độ càng nhanh.
Ví dụ: CPU Pentium 4 tốc độ xử lý 2.8 GHz. 2.8 GHz = 2,800,000,000 Hz, nghĩa là trong 1 giây CPU thực hiện được khoảng 2,8 tỉ lệnh.
1.2. Độ rộng thanh ghi của CPU
Thường gọi với thuật ngữ CPU 32 bit và 64 bit.
Thanh ghi có độ rộng 32 bit thì có thể lưu trữ 232 địa chỉ ô nhớ. Mỗi ô nhớ lưu 1 byte dữ liệu. Do đó, CPU 32 bit chỉ có thể truy cập tối đa 4 GB trên thanh RAM.
Tương tự, thanh ghi có độ rộng 64 bit thì lưu trữ 264 địa chỉ ô nhớ. Lượng dữ liệu để CPU 64 bit xử lý là lớn hơn rất nhiều.
1.3. Bộ nhớ Cache
Dung lượng bộ nhớ Cache là một thông số kỹ thuật quan trọng của CPU.
Bộ nhớ Cache thường có dung lượng khoảng vài MB, thường là 4MB, 6MB, 8MB, 16MB.
1.4. Tốc độ Bus
Là tốc độ ra vào giữa các chân CPU, đó cũng chính là là Front Side Bus.
1.5. Tập lệnh (Intruction Set)
Tập lệnh là tập hợp những code mà CPU có thể hiểu để thực thi. Instruction Set là dãy các bit 0 và 1.
Tập lệnh dùng để điều khiển dịch chuyển (tính toán) các bit, byte trong CPU.
Các tập lệnh phổ biến là CISC, RISC, SIMD, MMX, MMX+, SSE, SSE5, 3Dnow.
1.6. Điện áp hoạt động của CPU
Là điện áp cấp cho CPU để hoạt động. Dòng điện áp này thường có hiệu điện thế khoảng 1.0 – 1.5V. Các dòng CPU tiết kiệm điện thì có thể thấp hơn.
2. Các công nghệ trên CPU
2.1. Công nghệ Hyper-Threading
Gọi là siêu phân luồng được Intel sáng chế. Công nghệ này cho phép thực hiện 2 luồng xử lý ở cùng một thời điểm trên một bộ xử lý.
2.2. Công nghệ Multi-Core
Cho phép các vi xử lý sẽ có đa lõi. Các lõi này sẽ hoạt động song song với nhau, chia sẻ công việc tính toán và xử lý mà vi xử lý đảm nhận.
Hai công nghệ phổ biến là Dual Core (lõi kép) và Quad Core (lõi tứ).
2.3. Công nghệ Intel Turbo Boost
Là một công nghệ của Intel. Giúp CPU tự động tăng tốc độ xử lý của CPU lên tối đa để phù hợp với nhu cầu xử lý.
Công nghệ Turbo Boost có 2 phiên bản: 2.0 (ra đời năm 2011 với Intel Core I thế hệ 2 – Sandy Bridge) và 3.0 (ra đời năm 2016 với Intel Core I thế hệ thứ 5 – Broadwell).
2.4. Công nghệ Intel HD Graphics
Là công nghệ tích hợp chip đồ họa trong CPU của Intel. Được giới thiệu lần đầu vào năm 2010.
2.5. Công nghệ Virtualization Technology
Công nghệ này trên CPU hỗ trợ công nghệ ảo hóa.
Với CPU Intel có tên là Intel Virtualization Technology, viết tắt là Intel VT, VT-x.
Với CPU AMD có tên là AMD Virtualization, viết tắt là AMD-V.
2.6. Công nghệ Extended Memory 64 Technology (EM64T)
Là công nghệ mã hoá địa chỉ có độ dài 64-bit. Cho phép CPU truy cập bộ nhớ có dung lượng lớn (264 x 8 bit)
Những CPU hỗ trợ công nghệ EM64T có 2 dạng là compatibility và 64bit:
- Compatibility là dạng tương thích, cho phép hệ điều hành 64bit có thể chạy những ứng dụng 16bit hoặc 32bit. Đối với chương trình 32bit thì CPU truy cập được 4GB, 16 bit là 1GB.
- 64bit thì chỉ cho phép hệ điều hành và các chương trình 64bit hoạt động.