Phân vùng ổ cứng là gì? Cách phân vùng ổ cứng

Đây là bài 38/42 bài của series môn học Phần cứng máy tính

Phân vùng ổ cứng là bước rất quan trọng trước khi cài đặt hệ điều hành. Hãy cùng Góc học IT tìm hiểu phân vùng ổ cứng là gì và các bước để phân vùng ổ cứng.

1. Phân vùng ổ cứng là gì?

1.1. Khái niệm

Phân vùng ổ cứng là việc tạo ra một hoặc nhiều phân vùng trên ổ cứng, để mỗi phân vùng có thể quản lý riêng biệt. Việc quản lý riêng biệt các phân vùng có nhiều ưu điểm như:

    • Dễ dàng cài đặt hệ điều hành
    • Sao lưu đơn giản hơn
    • Có thể cài đặt nhiều hệ điều hành trong cùng một ổ cứng (mỗi hệ điều hành cài ở một phân vùng riêng biệt)
Phân vùng ổ đĩa

Mà phân vùng là gì? Là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các cylinder gần nhau với dung lượng theo thiết lập của người dùng. Có 2 loại phân vùng là phân vùng chính (Primary Partitons) và phân vùng mở rộng (Extended Partitions).

Primary partition và extended partition

Phân vùng chính (Primary Partitons) là vùng thường dùng để cài đặt hệ điều hành. Mỗi Primary partition có thể cài đặt một hệ điều hành. Điều này cho phép tách biệt các hệ điều hành với những dữ liệu khác.

Một ổ đĩa khi phân vùng có tối đa 4 primary partition. Cũng có thể chia thành 3 primary partition và 1 extented partiton. Trên ổ đĩa cứng phải có ít nhất một phân vùng chính.

Phân vùng mở rộng để mở rộng phạm vi sử dụng đĩa cứng. Chỉ có thể tạo một phân vùng mở rộng duy nhất nhưng có thể chia phân vùng mở rộng thành nhiều phân vùng logical.

Master boot record

1.2. Một số khái niệm liên quan

Trên một ổ đĩa được phân vùng, cần chú ý các khái niệm: Boot Sector, Master Boot Record (MBR)Volume Boot Record (VBR).

Boot Sector là một sector trên ổ đĩa, lưu trữ các thông tin để giúp load hệ điều hành của máy tính.

MBR là một Boot Sector đặc biệt, là sector đầu tiên của ổ đĩa. MBR lưu trữ những thông tin phân vùng của toàn bộ ổ đĩa.

VBR cũng là một Boot Sector, nhưng là sector đầu tiên của từng phân vùng.

Boot Record là chương trình chứa thông tin chỉ định nạp tập tin hệ thống trong quá trình khởi động. Sector chứa Boot record được gọi là Boot sector.

2. Hệ thống tập tin

Hệ thống tập tin (File System) được định dạng khi phân vùng ổ đĩa. File System là cách thức tổ chức dữ liệu tập tin trên các phân vùng. Hệ thống tập tin cũng kiểm soát cách lưu trữ và truy xuất dữ liệu.

Trên Windows OS, có 2 File System phổ biến là FAT và NTFS.

Hệ thống tập tin FAT (File Allocation Table)

FAT được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1977 với phiên bản FAT12. Sau đó là các phiên bản FAT16 và FAT32. FAT (File Allocation Table) chứa số hiệu các cluster được sử dụng để lưu trữ tập tin.

FAT - File Allocation Table
File Allocation Table

Hệ thống tập tin NTFS (New Technology File System)

NTFS là một hệ thống tập tin được Microsoft giới thiệu vào tháng 7 năm 1993 cùng với hệ điều hành Windows NT version 3.1.

Các hệ điều hành Windows NT sau đó, Windows 2000, Windows XP và Windows Server 2003 đều hổ trợ NTFS.

NTFS sử dụng bảng quản lý tập tin MFT (Master File Table) thay cho bảng FAT (File Allocation Table) nhằm tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả năng mã hóa dữ liệu đến từng tập tin.

3. Cách phân vùng ổ đĩa

Sử dụng công cụ Hiren’s Boot để phân vùng ổ đĩa. Xem chi tiết ở bài Phân vùng ổ đĩa bằng công cụ Hiren’s BootCD.

Chọn Start BootCD chọn Disk Partition Tools…

Partition hirenss boot

Sử dụng Disk Management: công cụ phân vùng ổ đĩa của Windows

Phân vùng ổ cứng với Disk management
5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Hệ điều hành là gì? Các hệ điều hành máy tính phổ biếnCác bước cài đặt hệ điều hành Windows 10 >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Trả lời

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.