Chắc hẳn, nhiều bạn đều nghĩ phần mềm và chương trình thì đâu có gì khác nhau. Nhưng chúng có sự khác nhau nhất định. Câu trả lời ngay bên dưới đây nhé.
1. Phần mềm là gì?
Phần mềm là tập hợp các chương trình hoặc dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video,…) để hướng dẫn máy tính làm việc. Ví dụ: một file Word cũng là phần mềm, trình duyệt web Google Chrome cũng là phần mềm,…
Dựa trên mục đích sử dụng, phần mềm có thể được chia thành 3 loại:
- Phần mềm hệ thống (System software)
- Phần mềm ứng dụng (Application software)
- Phần mềm độc hại (Malware software)
2. Khái niệm chương trình
Chương trình là tập hợp các dòng lệnh theo một trình tự nhất định để hướng dẫn máy tính làm việc một cách tự động. Chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java,…
Chương trình máy tính nếu ở dạng mà con người có thể đọc hiểu được thì gọi là mã nguồn (source code). Mã nguồn cần được biên dịch (compiled) hoặc thông dịch (interpreted) để được thực thi bởi CPU. Còn phần mềm gồm những chương trình đã được biên dịch hoặc thông dịch, thử nghiệm (tested), gỡ lỗi (debugged) trong quá trình phát triển. Chương trình chưa chắc là phần mềm, nhưng phần mềm thì là tập hợp của một hoặc nhiều chương trình đã được hoàn thiện.
Bên dưới là mã nguồn của một chương trình được viết bằng ngôn ngữ C++.
3. Firmware là gì?
Là một chương trình máy tính đặc biệt, dùng để điều khiển các thiết bị điện tử. Firmware thường được lưu trữ trong bộ nhớ ROM của các thiết bị phần cứng. Firmware chủ yếu được viết bằng hợp ngữ (Assembly) hoặc C/C++.
Chương trình BIOS trong máy tính là một ví dụ của firmware.