Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình Python

Đây là bài 1/54 bài của series môn học Ngôn ngữ lập trình Python

1. Tóm tắt môn học

    • Các khái niệm về ngôn ngữ lập trình Python.
    • Các thành phần cơ bản, các cấu trúc dữ liệu trong Python.
    • Các thao tác xử lý với các tập tin, file xml và json bằng Python.
    • Kết nối các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với Python.
    • Lập trình hướng đối tượng trong Python.

2. Mục tiêu môn học

Giúp sinh viên nắm được các kiến thức về Python:

    • Các khái niệm và thành phần cơ bản, những cấu trúc dữ liệu trong Python.
    • Xử lý với các tập tin, file xml và json bằng Python.
    • Kết nối các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với Python.
    • Xây dựng các lớp và tạo đối tượng với Python.
    • Thành thạo các trình soạn thảo, trình thông dịch Python để thực thi chương trình Python.
    • Phân tích, thiết kế, cài đặt được các bài toán cơ bản trên máy tính bằng Python.

3. Chuẩn đầu ra môn học

    • Trình bày được các khái niệm cơ bản về lập trình Python.
    • Trình bày được các kiểu dữ liệu cơ sở, biến, các toán tử, các cấu trúc điều khiển, hàm, các cấu trúc dữ liệu kiểu và các thao tác xử lý tập tin, file xml và json với Python.
    • Phân tích, thiết kế, cài đặt được các bài toán cơ bản trên máy tính bằng Python.
    • Vận dụng được các cấu trúc dữ liệu của Python để giải quyết bài toán xử lý dữ liệu trong thực tế.

4. Nội dung môn học

Bài 1 – Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình Python

Phần 1 – Những kiến thức cơ bản về Python

Bài 2 – Cài đặt Python và môi trường lập trình với Visual Studio Code

Bài 3 – Một chương trình Python được thực thi như thế nào?

Bài 4 – Các thành phần và cú pháp cơ bản trong chương trình Python

Bài 5 – Đặc điểm của biến (variable) và hằng (constant) trong Python

Bài 6 – Các kiểu dữ liệu (data type) cơ bản trong Python

Bài 7 – Các loại toán tử (operator) được hỗ trợ trong Python

Bài 8 – Nhập xuất (input/output) cơ bản trong Python

Bài 9 – Bộ nhớ biến và quản lý bộ nhớ trong Python

Phần 2 – Cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp trong Python

Bài 10 – Cấu trúc điều khiển rẽ nhánh if…else trong Python

Bài 11 – Cấu trúc điều khiển vòng lặp for trong Python

Bài 12 – Cấu trúc điều khiển vòng lặp while trong Python

Bài 13 – Vòng lặp trong Python: Sử dụng câu lệnh break, continue, pass

Phần 3 – Xây dựng hàm (function) trong Python

Bài 14 – Hàm (function) và cách xây dựng hàm trong Python

Bài 15 – Tham số (parameter) của hàm trong Python

Bài 16 – Phân biệt các biến global, local và nonlocal trong Python

Bài 17 – Hàm đệ quy (recursive function) trong Python

Bài 18 – Hàm lambda trong Python là gì?

Bài 19 – Cách sử dụng decorator trong Python

Bài 20 – Sử dụng module và package trong Python

Phần 4 – Những cấu trúc dữ liệu cơ bản trong Python

Bài 21 – Sử dụng kiểu dữ liệu String trong Python

Bài 22 – Cấu trúc dữ liệu List trong Python

Bài 23 – Các thao tác trên cấu trúc dữ liệu List trong Python

Bài 24 – Cấu trúc dữ liệu Tuple trong Python

Bài 25 – Các thao tác trên cấu trúc dữ liệu Tuple trong Python

Bài 26 – Cấu trúc dữ liệu Set trong Python

Bài 27 – Các thao tác trên cấu trúc dữ liệu Set trong Python

Bài 28 – Cấu trúc dữ liệu Dictionary trong Python

Bài 29 – Các thao tác trên cấu trúc dữ liệu Dictionary trong Python

Phần 5 – Xử lý ngoại lệ (exception) trong Python

Bài 30 – Lỗi (error) và ngoại lệ (exception) trong Python

Bài 31 – Cách xử lý ngoại lệ (exception) trong Python

Phần 6 – Lập trình hướng đối tượng trong Python

Bài 32 – Xây dựng lớp (class) và tạo đối tượng (object) trong Python

Bài 33 – Hàm khởi tạo (constructor) __init__() của class trong Python

Bài 34 – Kế thừa (inheritance) trong Python

Bài 35 – Đa kế thừa (multiple inheritance) trong Python

Bài 36 – Tính đóng gói (encapsulation) và đa hình (polymorphism) trong Python

Bài 37 – Nạp chồng toán tử (operator overloading) trong Python

Bài 38 – User-Defined Exception trong Python

Phần 7 – Các thao tác với tập tin (file), XML, JSON trong Python

Bài 39 – Mở (open) và đọc (read) tập tin (file) với Python

Bài 40 – Ghi (write), tạo (create) và xóa (delete) tập tin (file) với Python

Bài 41 – Các thao tác trên thư mục (directory) với Python

Bài 42 – Đọc (read) file XML với Python

Bài 43 – Ghi (write) file XML với Python

Bài 44 – Đọc (read) file JSON với Python

Bài 45 – Ghi (write) file JSON với Python

Bài 46 – Chuyển đổi (convert) dữ liệu XML sang dữ liệu JSON trong Python

Bài 47 – Chuyển đổi (convert) dữ liệu JSON sang dữ liệu XML trong Python

Phần 8 – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và Python

Bài 48 – Kết nối hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL trong Python

Bài 49 – Tạo database và tạo table trong MySQL với Python

Bài 50 – Thêm (insert) và xóa (delete) dữ liệu trong MySQL với Python

Bài 51 – Truy vấn (select) dữ liệu và câu lệnh where trong MySQL với Python

Bài 52 – Sửa (update) dữ liệu và câu lệnh drop trong MySQL với Python

Bài 53 – Câu lệnh order by và limit trong MySQL với Python

Bài 54 – Câu lệnh join trong MySQL với Python

5/5 - (11 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn họcCài đặt Python và môi trường lập trình với Visual Studio Code >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.