Cách tính băng thông RAM trên mainboard máy tính

Đây là bài 41/42 bài của series môn học Phần cứng máy tính

Trước khi đọc bài này, các bạn nên xem lại bài Công nghệ Dual Channel RAM để hiểu về độ rộng bus. Đây chính là độ rộng đường truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU. Độ rộng bus là một yếu tố ảnh hưởng đến băng thông RAM.

1. Khái niệm băng thông RAM

Băng thông RAM thể hiện lượng dữ liệu được truyền tải giữa RAM và CPU trong 1 giây. Đơn vị đo băng thông RAM là bit/giây (b/s). Ngoài ra, chúng ta có thể đổi ra các đơn vị đo khác như Byte/giây, KB/giây, MB/giây,…

Bus giữa ram và cpu

Hình trên mô phỏng đường truyền dữ liệu giữa RAM và CPU. Nó cũng giống như đường giao thông của chúng ta. Nếu con đường này càng rộngtốc độ được phép di chuyển càng lớn thì lượng xe cộ qua lại càng đông.

Tương tự thế, trên mainboard máy tính, băng thông RAM phụ thuộc vào tốc độ busđộ rộng bus.

Trong đó, tốc độ bus (Bus Speed) là tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa trên đường truyền dữ liệu giữa RAM và CPU. Đơn vị đo của tốc độ bus thường là MHz. Tốc độ bus phụ thuộc 2 yếu tố: tốc độ truy xuất dữ liệu của RAMtốc độ truyền tải tối đa mà đường truyền trên mainboard cho phép. Tất nhiên, đường truyền trên mainboard luôn hỗ trợ tốc độ truyền tải lớn hơn tốc độ truy xuất của RAM.

Độ rộng bus (Bus Width) là độ rộng đường truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU. Độ rộng bus thường là 32bit và 64bit nhưng cũng có thể lên đến 128bit. Lưu ý, các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 sử dụng cho máy tính cá nhân hiện nay đều có độ rộng bus cố định là 64 bit. Ví dụ:

Sơ đồ chân của RAM DDR2 trên Laptop
Sơ đồ chân của một module khe cắm RAM DDR2 trên mainboard Laptop

Để ý kỹ, chúng ta sẽ thấy các chân có ký hiệu là DDR_A_D0, DDR_A_D1,…, DDR_A_D63. Tổng cộng có 64 chân như thế, tương ứng với độ rộng bus của RAM là 64 bit, mỗi chân ứng với một bit. Các chân này dùng để truyền dữ liệu từ RAM đến CPU và ngược lại.

2. Công thức tính băng thông RAM

Ta có thể tính băng thông bộ nhớ RAM bằng công thức bên dưới:

Bandwidth = BusSpeed x BusWidth x Channel

Trong đó, Bandwidth (BW) là băng thông RAM, BusSpeed là tốc độ Bus, Buswidth là độ rộng đường truyền (thường là 64 bit), Channel là loại kênh Single (1) hoặc Dual (2).

Ví dụ: Một hệ thống RAM có tốc độ Bus là 400MHz, độ rộng đường truyền là 64 bit.

Nếu sử dụng Single Channel thì BW = 400 x (64/8) x 1 = 3200MBps. Nếu sử dụng Dual Channel thì BW = 400 x (64/8) x 2 = 6400MBps. Lưu ý, chúng ta dùng (64/8) bởi vì cần đổi đơn vị băng thông từ bit ra Byte.

Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là băng thông tối đa theo lý thuyết. Nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.

Một số thanh RAM có ghi sẵn các thông số kỹ thuật của nó như: 256 MB – DDR – 333MHz – PC2700 (dung lượng – loại RAM – tốc độ bus – băng thông).

Một số khác thì ký hiệu như hình bên dưới:

Một thanh RAM DDR3

3. Bài tập tính băng thông RAM

Dạng 1: Cho tốc độ bus và độ rộng bus, tính băng thông

Một thanh RAM DDR4 Adata ECC có ghi như sau: 8GB – PC4 – 1068MHz. Tính băng thông RAM?

Dạng 2: Cho băng thông, độ rộng bus, tính tốc độ bus

Một thanh RAM DDR3 có băng thông là 12800MBps. Hãy tính tốc độ bus của RAM?

Lưu ý: Nếu người ta không nói gì thì mặc định độ rộng bus hiện nay là 64bit.

5/5 - (3 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Giao diện dòng lệnh Command PromptMột số “card màn hình onboard” phổ biến trong máy tính >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Trả lời

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.