Các thành phần cơ bản trong một chương trình Java

Đây là bài 5/62 bài của series môn học Ngôn ngữ lập trình Java

1. Cấu trúc một chương trình đơn giản viết bằng Java

Một chương trình Java đơn giản

Class block và method block là 2 thành phần chính trong một chương trình Java. Các phương thức (method) trong Java phải luôn được định nghĩa trong lớp (class).

Ngoài ra, một chương trình Java còn có các thành phần khác là chú thích (comments), gói (package), từ khóa (keywords), chỉ định truy cập (access modifiers), câu lệnh (statements), khối (blocks), lớp (classes), phương thức (methods), phương thức main (main method).

2. Thành phần chú thích (comments)

Trong Java, các chú thích có thể được đặt:

    • Sau 2 dấu gạch chéo // trên 1 dòng
    • Giữa dấu mở /* và đóng */ trên 1 hoặc nhiều dòng

Khi trình biên dịch gặp:

    • //, nó bỏ qua tất cả các ký tự sau // trên dòng đó
    • /*, nó quét tìm đến */ tiếp sau và bỏ qua mọi ký tự giữa /* và */
// This is a comment
System.out.println("Hello World");
/* The code below will print the words Hello World
to the screen, and it is amazing */
System.out.println("Hello World");

3. Thành phần gói (package)

Một package có thể hiểu như là một tập hợp các lớp, các package con.

Package in Java

Một lớp thuộc package nào thì phải khai báo ở đầu file code định nghĩa lớp đó.

package sample;//khai báo package

public class Vehicle {
    private String color;

    // Getter
    public String getColor() {
        return this.color;
    }

    // Setter
    public void setColor(String c) {
        this.color = c;
    }
}

Để sử dụng các lớp thuộc package nào đó, phải sử dụng từ khóa import để nạp lớp trong package đó.

import samples.Vehicle;

class MyClass {
  public static void main(String[ ] args) {
    Vehicle v1 = new Vehicle();
    v1.setColor("RED");
  }
}

Để nạp tất cả các lớp thuộc một package nào đó, có thể dùng ký hiệu đại diện *.

import samples.*;

class MyClass {
  public static void main(String[ ] args) {
    Vehicle v1 = new Vehicle();
    v1.setColor("RED");
  }
}

4. Thành phần từ khóa (keywords)

Còn gọi là reserved words, là những từ có nghĩa xác định trước đối với trình biên dịch và không thể sử dụng cho các mục đích khác trong chương trình.

Ví dụ: class, public, static, void,…

5. Thành phần chỉ định truy cập (access modifiers)

Java sử dụng thành phần chỉ định truy cập để xác định phạm vi có thể truy cập của các thuộc tính, phương thức, lớp. Các access modifiers trong Java là public, private, default và protected.

Trong Java còn có các thành phần non-access modifiers như static, abstract, synchronized, native, volatile,… để xác định các thuộc tính, phương thức, lớp có thể được sử dụng như thế nào.

6. Thành phần câu lệnh (statements)

Một câu lệnh (statement) đại diện cho một hoặc một chuỗi các hành động. Mọi câu lệnh trong Java đều kết thúc bởi một dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ: System.out.println("Hello World!");

7. Thành phần khối (blocks)

Một cặp dấu ngoặc nhọn {} gom các câu lệnh thành một khối lệnh.

Ví dụ: class block, method block,…

8. Thành phần lớp (classes)

Class (lớp) là thành phần thiết yếu trong xây dựng cấu trúc Java. Một class là một khuôn mẫu hay bản thiết kế cho các đối tượng. Một chương trình Java được xác định bằng cách sử dụng một hay nhiều class.

9. Thành phần phương thức (methods)

Phương thức (method) là một tập hợp các câu lệnh thực hiện một chức năng cụ thể nào đó trong chương trình. Hình bên dưới mô tả các thành phần của một phương thức.

Method in Java

Các phương thức (method) trong Java phải luôn được định nghĩa trong lớp (class).

10. Thành phần phương thức main (main method)

Main method cung cấp sự kiểm soát luồng chương trình. Trình biên dịch Java thực hiện ứng dụng bằng cách gọi đến main method.

Mọi chương trình Java phải có main method, nó là điểm khởi đầu khi thực hiện chương trình. Dạng thức của main method như sau:

public static void main(String[] args) {
	//Statemanets;
}

Ở bài này, các bạn đã biết qua các thành phần cơ bản trong một chương trình Java. Những bài sau trong series Ngôn ngữ lập trình Java sẽ trình bày chi tiết các thành phần trên.

5/5 - (5 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Cách chạy một chương trình Java và các Java IDE thường dùngProgramming style và programming errors trong Java >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.