Programming style và programming errors trong Java

Đây là bài 6/62 bài của series môn học Ngôn ngữ lập trình Java

1. Phong cách lập trình (programming style) trong Java

Programming style có thể hiểu là các quy ước lập trình mà lập trình viên nên thực hiện theo. Mục đích là giúp cho chương trình có code nhất quán, dễ đọc hơn. Việc này rất có ích khi bảo trì chương trình. Định hình rõ phong cách lập trình thể hiện sự chuyên nghiệp trong lập trình.

Programming style có thể được thể hiện qua cách viết comments, cách đặt tên (tên biến, lớp, phương thức),…

1.1. Chú thích (comments)

– Nên viết chú thích ở đầu chương trình để giải thích chương trình làm việc gì, các đặc điểm của chương trình, các cấu trúc dữ liệu mà chương trình hỗ trợ và các kỹ thuật đặc biệt mà chương trình sử dụng.

– Nên có chú thích tên và mô tả rõ ràng về tác giả ở đầu chương trình.

– Nên chú thích để giải thích các lớp, các đoạn lệnh,…

//Program to illustrate comments in Java
package JavaCommentsDemo;
/**
* Find sum of two numbers!
* FindSum program finds the sum
*and gives the output on
*the screen.
*
* @author  dataflair
*/
public class FindSum {
    /**
    * Method to find average
    * @param numA- This is the first parameter to calculateSum method
    * @param numB - This is the second parameter to calculateSum method
    */
    int numA;
    int numB;
    FindSum(int numA, int numB){
        this.numA = numA;
        this.numB = numB;
    }
    void calculateSum(){
        System.out.println("Sum of two numbers is " + (numA + numB));
    }
    static class Test{
        public static void main(String args[]){
            FindSum obj = new FindSum(10, 20);
            obj.calculateSum();
        }
    }
}

1.2. Quy ước đặt tên

Đặt tên có ý nghĩa, mô tả được chức năng của biến, lớp, phương thức,…

Tên biến và phương thức

Dùng chữ thường. Nếu tên có chứa nhiều từ, hãy viết liền nhau, sử dụng chữ thường ở từ thứ nhất và viết hoa ký tự đầu tiên ở các từ tiếp theo. Ví dụ, các biến radius area, phương thức computeArea.

Tên lớp

Viết hoa ký tự đầu tiên của mỗi từ trong tên lớp. Ví dụ: ComputeArea.

Tên hằng

Viết hoa tất cả các ký tự trong tên hằng. Ví dụ: PI.

1.3. Quy tắt thụt đầu dòng và khoảng cách dòng

Thụt đầu dòng: Dùng tab hoặc khoảng trắng. Thụt vào 1 tab hoặc 2 khoảng trắng. Cả 2 phía của mỗi toán tử nên có 1 khoảng trắng. Ví dụ:

boolean b = 3 + 4 * 4 > 5 * (4 + 3) - ++i;

Khoảng cách dòng: Sử dụng dòng trống để ngăn cách các đoạn code.

1.4. Block Styles

Nên sử dụng end-of-line style cho các dấu ngoặc nhọn.

Block style trong Java

2. Các lỗi lập trình (programming errors) trong Java

Có 3 loại lỗi trong một chương trình Java là lỗi cú pháp (syntax errors), lỗi logic (logic errors), lỗi thực thi (runtime errors).

2.1. Lỗi cú pháp (syntax errors)

Lỗi này thường xảy ra khi lập trình viên mới làm quen với một ngôn ngữ lập trình mới, còn chưa nắm rõ cú pháp của ngôn ngữ hoặc do bất cẩn. Syntax errors sẽ được trình biên dịch phát hiện.

public class ShowSyntaxErrors {
 	public static main(String[] args) {
        //thiếu dấu "
  		System.out.println("Welcome to Java);
 	}
}

2.2. Lỗi logic (logic errors)

Lỗi này xảy ra khi lập trình viên chưa nắm được các logic hoặc quy trình xử lý của chương trình. Lỗi này dẫn đến kết quả chạy chương trình bị sai nhưng chương trình vẫn chạy được.

public class ShowLogicErrors {
 	public static void main(String[] args) {
  		System.out.println("Celsius 35 is Fahrenheit degree ");
  			System.out.println((9 / 5) * 35 + 32);//sai công thức đổi độ C sang độ F
 	}
}

2.3. Lỗi thực thi (runtime errors)

Lỗi này rất khó phát hiện, thường được phát hiện khi thực thi chương trình.

// ShowRuntimeErrors.java: Program contains runtime errors
public class ShowRuntimeErrors {
 	public static void main(String[] args) {
  		System.out.println(1 / 0);//không thể chia cho 0
 	}
}

Qua bài này, các bạn đã tìm hiểu programming styleprogramming errors trong Java. Những kiến thức này các bạn cũng có thể áp dụng vào các ngôn ngữ khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Các thành phần cơ bản trong một chương trình JavaKhái niệm biến (variable) và cách khai báo biến trong Java >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.