1. Chuẩn bị dụng cụ
Mỗi sinh viên chuẩn bị các dụng cụ sau:
Dụng cụ chính:
- 2 mainboard Laptop
- 1 đồng hồ đa năng
- 1 máy khò
- 1 lọ mỡ khò hàn
Dụng cụ hỗ trợ:
- 1 chổi vệ sinh
- 1 khăn lau
- 1 ổ cắm điện
2. Thực hành
– Mỗi sinh viên nhận dụng cụ thực hành.
– Vệ sinh sạch sẽ mainboard Laptop.
– Tháo 5 mosfet, kiểm tra chạm chập và kiểm tra chất lượng mosfet.
– Kiểm tra 3 điện trở, 2 tụ hóa, 2 tụ gốm, 1 pin CMOS, 2 cuộn dây.
– Hoàn thành phiếu thực hành.
– Chụp hình, quay video để làm tư liệu.
3. Cách kiểm tra mosfet
Mainboard Laptop sử dụng cả mosfet thuận và mosfet ngược. Mosfet ngược được sử dụng nhiều hơn, chúng có mặt trong tất cả các mạch nguồn. Mosfet thuận chỉ được sử dụng trong các mạch đầu vào DC IN và V.BAT. Các mosfet thường có 3 chân hoặc 8 chân.
3.1. Kiểm tra mosfet 3 chân
Xem lại bài Cách kiểm tra mosfet trên mainboard.
3.2. Kiểm tra mosfet 8 chân
Mainboard Laptop thường sử dụng mosfet có 8 chân. Mosfet 8 chân cũng gồm các chân G, D, S như mosfet 3 chân nhưng có 3 chân S, 1 chân G và 4 chân D.
Xem lại bài Cách kiểm tra mosfet trên mainboard để nắm được đặc điểm của mosfet thuận và mosfet ngược. Các bạn phải nắm được các đặc điểm đó để hiểu được cách kiểm tra mosfet.
Kiểm tra mosfet 8 chân là mosfet thuận hay mosfet ngược?
Sử dụng đồng hồ VOM, chỉnh thang đo trở kháng x1. Lúc này, qua đen ra điện tích dương (+), que đỏ ra điện tích âm (–).
Xác định mosfet ngược
Bước 1 – Đặt que đen vào chân S (chân 1, 2, 3), que đỏ vào chân D (chân 5, 6, 7, 8), thấy kim lên (dẫn điện, điện trở gần về 0).
Bước 2 – Đặt que đen vào chân D, que đỏ vào chân S, không thấy lên kim (cách điện, điện trở vô cùng).
Xác định mosfet thuận
Bước 1 – Đặt que đen vào chân S (chân 1, 2, 3), que đỏ vào chân D (chân 5, 6, 7, 8), không thấy kim lên.
Bước 2 – Đặt que đen vào chân D, que đỏ vào chân S, thấy lên kim.
Kiểm tra chất lượng mosfet ngược (N-channel)
Sử dụng máy khò để tháo mosfet ra khỏi mainboard. Đặt mosfet lên vật cách điện tốt như tấm kính hoặc tờ giấy. Chỉnh đồng hồ về thang điện trở x1, sau đó thực hiện đo kiểm tra 4 bước sau đây:
Bước 1 – Đo từ G sang S phải thấy cách điện (không lên kim)
Bước 2 – Đo từ G sang D phải thấy cách điện
Bước 3 – Nạp điện tích dương cho G, sau đó đo D-S thì đèn phải dẫn. Nạp điện tích dương cho G bằng cách đặt que đen vào G, que đỏ vào S.
Sau khi nạp dương (+) cho G và đặt que đen vào D, que đỏ vào S thì đèn phải dẫn.
Bước 4 – Nạp điện tích âm cho G, sau đó đo D-S thì đèn phải tắt. Nạp điện tích âm cho G bằng cách đặt que đỏ vào G, đen vào S.
Sau khi nạp âm (-) cho G và đặt que đen vào D, que đỏ vào S thì đèn phải tắt.
Nếu thoả mãn 4 bước trên thì đèn tốt, chỉ cần 1 trong 4 bước không thoả mãn là đèn bị hỏng. Cụ thể, các trường hợp mosfet bị hỏng:
- Nếu đo G-S mà lên kim là đèn bị chập GS
- Nếu đo G-D mà lên kim là đèn bị chập GD
- Nếu nạp (+) cho G sau đó đo DS mà đèn không dẫn là đèn đứt DS
- Nếu đã nạp (-) cho G sau đó đo DS mà đèn vẫn dẫn (không tắt) là đèn dò hay chập DS
Kiểm tra chất lượng mosfet thuận (P-channel)
Sinh viên tự suy ra dựa trên cách kiểm tra chất lượng của mosfet ngược.
4. Phiếu thực hành
Mỗi sinh viên download phiếu thực hành tại đây, photo và mang theo khi thực hành.