Nguyên lý mạch cấp nguồn CPU, Chipset và RAM trên mainboard Desktop

Đây là bài 10/16 bài của series môn học Sửa chữa Desktop cơ bản

1. Mạch cấp nguồn CPU

Còn gọi là mạch VRM (Voltage Regulator Module). Mạch VRM thường nằm sát bên socket của CPU.

Mạch VRM biến đổi điện áp DC 12V sang điện áp thấp hơn (khoảng 1.1 – 1.5V) và ổn định điện áp này cấp cho CPU. Điện áp này gọi là nguồn VCORE có cường độ dòng điện từ khoảng 8A đến 10A.

Cấu tạo mạch cấp nguồn CPU

Cấu tạo mạch cấp nguồn CPU

Mạch cấp nguồn CPU gồm có các thành phần chính:

    • IC ổn áp (còn gọi là IC dao động)
    • IC đảo pha (nếu có)
    • Các cuộn dây
    • Các đèn mosfet
    • Các tụ lọc

Nguyên lý hoạt động mạch cấp nguồn CPU

Khi cấp điện áp 12V vào chân VCC (hoặc VDD) của IC ổn áp, IC ổn áp sẽ tạo ra các xung PWM để điều khiển các cặp đèn mosfet hoạt động.

Hai đèn mosfet trên mỗi cặp sẽ đóng ngắt luân phiên, đèn này dẫn thì đèn kia ngắt và ngược lại, tạo ra điện áp xung ở điểm giữa.

Sau đó, điện áp xung này sẽ được mạch lọc L – C lọc thành điện áp bằng phẳng để cấp cho CPU.

Ví dụ mạch cấp nguồn CPU

    • IC dao động ISL6565A
    • IC đảo pha ISL6605
    • Một cặp mosfet
    • Mạch lọc L-C
Sơ đồ nguyên lý mạch cập nguồn CPU

Kiểm tra mạch cấp nguồn CPU

Đo điện áp cuộn dây, tụ điện hoặc mosfet của mạch VRM.

Gắn CPU vào socket rồi kích nguồn:

    • Nếu điện áp ở cuộn dây, tụ điện, mosfet khoảng 1.5V thì có nguồn VCORE.
    • Nếu dưới 1V thì mạch VRM hỏng.
Kiểm tra mạch cấp nguồn CPU

2. Mạch cấp nguồn chipset

Còn gọi là mạch REGU (Regulator). Mạch REGU thường nằm ở giữa chipset Bắc và Nam.

Vị trí mạch cấp nguồn chipset

Mạch hoạt động tạo ra điện áp khoảng 1.5V đến 1.8V cấp cho các chipset.

Mạch cấp nguồn chipset thường gồm các thành phần chính:

    • IC ổn áp (thường 8 chân)
    • Đèn mosfet
    • Tụ điện, cuộn dây (nếu có)
Cấu tạo mạch cấp nguồn chipset

Nguyên lý hoạt động mạch cấp nguồn chipset

Khi được cấp nguồn, IC ổn áp sẽ tạo ra điện áp điều khiển ở chân GATE để điều khiển chân G của mosfet. Mosfet mở ra điện áp 1.5V cấp cho các chipset.

Nguyên lý cấp nguồn chipset

3. Mạch cấp nguồn RAM

Mạch cấp nguồn RAM thường nằm gần khe RAM. Có nhiệm vụ tạo ra điện áp ổn định cấp cho RAM.

Mạch thường được cấu tạo bởi một đèn mosfet và IC ổn áp.

Vị trí mạch cấp nguồn RAM

Các loại RAM và điện áp sử dụng

Loại RAMĐiện áp sử dụngSố chânMạch ổn áp
SDRAM3.3V168Không có
DDR2.5V184
DDR21.8V240
DDR31.5V240
DDR41.2V288

Khe RAM DDR

Khe RAM DDR có 184 chân, điện áp cấp cho khe RAM DDR là 2.5V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR như chân 7, 15, 46, 54, 62, 85, 96, 104, 136, 143, 148, 156, 180, 184,…

Chân khe RAM DDR

Khe RAM DDR2

Khe RAM DDR2 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR2 là 1.8V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR2 như chân 60, 62, 65, 66, 182, 183, 186, 189,…

Chân khe RAM DDR2

Khe RAM DDR3

Khe RAM DDR3 có 240 chân, điện áp cấp cho khe DDR3 là 1.5V.

Các chân được cấp nguồn của khe RAM DDR3 như chân 51, 54, 57, 170, 173, 176, 238,…

Chân khe RAM DDR3
5/5 - (2 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Mạch kích nguồn trên mainboard DesktopMạch tạo xung clock và tín hiệu Reset trên mainboard >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Trả lời

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.