1. Màn hình LCD của Laptop
Laptop thường dùng màn hình TFT LCD (Thin Film Transistor Liquid Crystal Display). TFT LCD là màn hình tinh thể lỏng sử dụng công nghệ transistor màn mỏng.
Màn hình TFT cho chất lượng hình ảnh, độ sáng và màu sắc tốt hơn màn hình thông thường.
Kích thước của màn hình (size) được tính theo độ dài của đường chéo màn hình (inch). Mà 1 inch = 2,54 cm. Nếu màn hình 14,1 inch thì có đường chéo dài 14,1 x 2,54 = 35,814 cm.
Độ phân giải (resolution) màn hình được tính theo số điểm ảnh theo chiều ngang nhân với số điểm ảnh theo chiều dọc. Nếu resolution là 1024*768 pixels thì màn hình có 1024 điểm ảnh theo chiều ngang nhân với 768 điểm ảnh theo chiều dọc.
Màn hình thường và màn hình rộng (wide)
Màn hình thường có tỷ lệ giữa số pixels ngang và số pixels dọc là 4:3.
Màn hình rộng (wide) có tỷ lệ giữa số pixels ngang và số pixels dọc là 16:9.
Kiểu tạo ánh sáng nền (Backlight Type) của màn hình
Có 2 kiểu tạo ánh sáng nền của LCD phổ biến:
– Kiểu tạo ánh sáng nền bằng bóng cao áp hay còn gọi là đèn Backlight CCFL – đèn huỳnh quang cathode lạnh.
– Kiểu tạo ánh sáng nền bằng đèn LED hay còn gọi là màn hình Backlight LED. Trên màn hình của Laptop thường sử dụng LED kiểu dây, gồm nhiều đèn LED mắc nối tiếp và mắc song song với nhau.
Model của màn hình
Model của màn hình là thông số được ghi ở phía sau màn hình. Trên Model của màn hình có một số các thông số như kích thước màn hình, màn hình thường hay màn hình rộng.
Kiểu kết nối dữ liệu (Data Connector)
Có một số kiểu kết nối dữ liệu giữa LCD và mainboard Laptop như:
– Kiểu kết nối dữ liệu 20 chân (20 pins)
– Kiểu kết nối dữ liệu 30 chân (30 pins)
– Kiểu kết nối dữ liệu 40 chân (40 pins)
Các chân kết nối dữ liệu của màn hình LCD và mainboard Laptop thường có ký hiệu là LVDS (Low-Voltage Differential Signaling). LVDS gọi là tín hiệu vi phân điện áp thấp, là một tiêu chuẩn kỹ thuật truyền tín hiệu từ mainboard lên màn hình LCD.
Thay thế, sửa chữa màn hình
Thay thế khi màn hình bị vỡ.
Thay thế khi màn hình bị chết điểm ảnh (pixels) hay màn hình bị mất một phần ảnh.
Lưu ý khi thay màn hình:
- Màn hình có cùng kích thước (số inch)
- Màn hình có cùng độ phân giải
- Màn hình có cùng kiểu chân kết nối dữ liệu
- Màn hình có cùng kiểu ánh sáng nền
- Đọc model màn hình và mua màn hình mới có cùng model để thay thế
Màn hình bị sọc ngang, dọc, mờ thì lưu ý kiểm tra:
- Board cao cáp
- Dây cáp màn hình
2. Board cao áp LCD của Laptop
Board cao áp hay còn gọi là mạch Inverter. Mạch Inverter có chức năng chuyển đổi điện áp DC (từ 12V đến 20V) lên mức điện áp cao để cung cấp cho bóng cao áp CCFL hoặc các đèn LED trên đèn hình nhằm tạo ánh sáng nền chiếu sáng lớp hiển thị. Mạch Inverter thường không nằm trên mainboard mà gắn liền với màn hình LCD.
Biểu hiện hư hỏng mạch Inverter
Khi hỏng mạch Inverter thì máy bị mất ánh sáng màn hình, nhưng máy vẫn hoạt động, vẫn nạp hệ điều hành. Nếu soi màn hình ra ánh sáng thì vẫn thấy hình mờ bên trong.
Có thể thay thử mạch Inverter hay bóng cao áp để sửa chữa.
- Các linh kiện điện tử cơ bản trên mainboard Desktop – Phần 1
- Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS trên máy ảo VMware
- Sử dụng nguồn đa năng để chẩn đoán các điện áp trên mainboard Laptop
- Nguyên lý cấp nguồn trên mainboard Laptop Asus, Acer, HP và Dell
- Lịch sử phát triển của máy tính trải qua bao nhiêu thế hệ?