1. Khối xử lý tín hiệu âm thanh trên Laptop
Khối xử lý tín hiệu âm thanh thường gồm 2 thành phần quan trọng:
– IC Sound giao tiếp trực tiếp với Chipset nam và đầu ra cung cấp tín hiệu cho IC khuếch đại công suất Audio Amply.
– IC Audio Amply có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh lên biên độ đủ mạnh rồi đưa ra loa của máy.
IC Sound và Audio Amply
- IC Sound có hình vuông, 4 hàng chân, có kích thước khoảng 1 cm2, đứng về phía rắc cắm mic và jack cắm tai nghe. Khi tra cứu IC Sound thường ghi là Audio Processor.
- IC Audio Amply thường đứng gần chip Sound và đứng ở khoảng giữa chip Sound và jack cắm ra loa. Khi tra cứu thì IC sẽ ghi chức năng là Audio Amply.
Các bạn có thể xem lại bài Nhận biết các linh kiện trên mainboard Laptop-Phần 2 để thực hành nhận biết 2 loại IC này.
Các lỗi thường gặp về tín hiệu âm thanh
Lỗi 1 – Máy không nhận Card Sound, không cài được Driver, không có âm thanh
Nguyên nhân:
- Đang cài đặt cấu hình của máy đang thiết lập Card Sound là Disable
- Driver của máy chưa được cài đặt đúng
- Lỗi IC Sound hoặc mất nguồn cấp cho IC
Để kiểm tra IC Sound như sau:
- Xác định đúng IC Sound trên vỉ máy.
- Cấp nguồn cho mainboard rồi đo chân VCC xem có điện áp không. Nếu mất điện áp cấp cho IC thì có thể IC bị chập hoặc hỏng mạch cấp nguồn vào IC.
- Nếu có đầy đủ điện áp cấp cho IC Sound thì có thể IC bị hỏng, thay IC Sound.
- Kiểm tra nhiệt độ của IC, nếu IC nóng là bị chập, bình thường khi chạy IC chỉ hơi ấm.
- Nếu IC bị thấm nước thì vệ sinh sạch sẽ và sấy khô.
Lỗi 2 – Đã cài đặt Driver cho IC Sound nhưng không có tiếng ra loa
Nguyên nhân:
- Máy bị hỏng loa.
- IC công suất không hoạt động do hỏng IC hoặc mất nguồn VCC.
- Lỗi IC Sound hoặc mất nguồn cấp cho IC.
2. Khối xử lý tín hiệu mạng trên Laptop
Khối xử lý tín hiệu mạng thường gồm 2 phần: khối xử lý tín hiệu mạng LAN và wifi.
Như sơ đồ trên, khối xử lý tín hiệu mạng LAN là cổng RJ45 và IC LAN 82562V. Khối xử lý tín hiệu wifi thường được gắn vào khe mini PCI.
Các bạn có thể xem lại bài Nhận biết các linh kiện trên mainboard Laptop-Phần 2 để thực hành nhận biết các IC Card Net của 2 khối này.
Các tín hiệu mạng nhận vào từ cổng RJ45 là MDO0-, MDO0+, MDO1-, MDO1+.
Các tín hiệu từ cổng RJ45 thường sẽ qua một IC để biến đổi các tín hiệu thành TDN, TDP, RDN, RDP.
Cuối cùng, các tín hiệu từ cổng RJ45 sẽ gửi đến IC LAN để xử lý và gửi các tín hiệu này cho chipset Nam.
Các lỗi thường gặp về tín hiệu mạng
Lỗi 1 – Máy không nhận card mạng
Nguyên nhân:
- Đang cài đặt cấu hình của máy đang thiết lập Card Net là Disable.
- Driver của máy chưa được cài đặt đúng.
Lỗi 2 – Đã cài đặt Driver cho IC Card Net nhưng không nhận tín hiệu mạng
Nguyên nhân:
- Cổng RJ45 bị bong tróc, gỉ sét.
- IC card net bị hỏng hoặc mất nguồn.