Các linh kiện điện tử cơ bản trên mainboard Desktop – Phần 1

Đây là bài 5/16 bài của series môn học Sửa chữa Desktop cơ bản

1. Điện trở

Là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.

Vật liệu dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật liệu dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật liệu cách điện thì điện trở vô cùng lớn.

Điện trở trên mainboard

Trên sơ đồ mạch, điện trở được ký hiệu là R.

Ký hiệu điện trở

Đơn vị đo của điện trở là Ω (ohm).

1 KΩ = 1000 Ω

1 MΩ = 1000 KΩ = 1000.000 Ω

Mainboard Desktop thường sử dụng điện trở dán.

Trị số điện trở dán được quy ước theo hệ thống 3 và 4 chữ số hoặc EIA-96 (tham khảo https://www.hobby-hour.com/electronics/smdcalc.php)

Tính trị số điện trở dán

Điện trở thường dùng làm bộ điện áp lọc R-C trên các đường nguồn, lọc cho điện áp bằng phẳng hơn.

Mắt lọc R-C

2. Tụ điện

Tụ điện trên mainboard

Được cấu tạo bởi hai bề mặt dẫn điện (hai bản cực) được ngăn cách bởi lớp điện môi. Dựa vào tính chất hóa học của lớp điện môi mà phân thành tụ hóa hoặc tụ gốm.

    • Tụ hóa: điện dung lớn và phân cực.
    • Tụ gốm: điện dung nhỏ và không phân cực.
Cấu tạo tụ điện

Trên sơ đồ mạch, tụ điện được ký hiệu là C.

Ký hiệu tụ điện

Khi đặt một điện áp vào 2 bản cực của tụ điện thì tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng điện trường bằng cách lữu trữ các điện tích electron.

Tụ điện có tính chất nạp xả các điện tích electron nên có thể dẫn điện xoay chiều nhưng không cho dòng điện một chiều đi qua.

Nạp xả tụ điện

Khả năng tích điện của tụ điện được đặc trưng bởi điện dung C. Đơn vị đo điện dung của tụ điện là Fara (F).

Trong thực tế, 1 Fara có trị số rất lớn nên thường sử dụng các đơn vị nhỏ hơn micro Fara (µF = 10-6F), nano Fara (nF = 10-9F), pico Fara (pF = 10-12F).

    • Tụ hóa thường có điện dung từ 0.47µF đến hàng ngàn µF.
    • Tụ gốm thường có điện dung nhỏ từ vài chục pF đến vài trăm nF.

Tụ điện dùng để lọc điện áp trên các mạch nguồn tạo ra điện áp một chiều cấp cho các mạch bán dẫn và IC.

Ví dụ, một mạch nguồn RAM sử dụng 5 tụ điện C0813, C0814, C0815, C0816, C0817 để lọc điện áp 1.8V.

Mạch lọc dùng tụ điện

3. Cuộn dây

Được tạo thành từ một dây dẫn điện với những vòng quấn quanh một lõi có thể là không khí, ferit, sắt,…

Trong sơ đồ mạch, cuộn dây được ký hiệu là L.

Ký hiệu tụ điện

Cuộn dây sẽ sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường gọi là độ tự cảm, ký hiệu là L và đơn vị đo là Henry (H).

Cuộn dây thường được sử dụng trong mạch cấp nguồn cho CPU và các linh kiện khác. Cuộn dây sẽ kết hợp với tụ điện tạo thành bộ lọc L-C.

Mạch lọc L-C

4. Diode bán dẫn

Là một linh kiện chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều từ cực Anode (+) sang Cathode (-).

Được cấu tạo gồm một khối bán dẫn P ghép với một khối bán dẫn N.

Trong sơ đồ mạch, diode được ký hiệu là D.

Diode bán dẫn

Diode chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Do đó, Diode thường dùng để tạo ra một điện áp không đổi, thường sử dụng trong mạch ổn áp.

Diode trên mainboard
4/5 - (85 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Các hãng sản xuất Desktop và phân biệt các khái niệm ODM, OEM, OBMCác linh kiện điện tử cơ bản trên mainboard Desktop – Phần 2 >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.