1. Mosfet (Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor)
Có nghĩa là transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại – Bán dẫn.
Mosfet là một loại transistor đặc biệt, khác transistor lưỡng cực BJT (Bipolar junction transistor).
Mosfet gồm có 3 cực: cực cổng G (Gate), cực nguồn S (Source), cực nền D (Drain).
Trong sơ đồ mạch, mosfet được ký hiệu là Q.
Mosfet được cấu tạo từ các chất bán dẫn N và P. Mosfet có 2 loại:
- Mosfet thuận (P-channel): cho phép dẫn điện từ chân S sang chân D.
- Mosfet ngược (N-channel): cho phép dẫn điện từ chân D sang chân S.
Mosfet hoạt động dựa trên hiệu ứng trường. Điện áp điều khiển sẽ tạo ra từ trường và từ trường lại điều khiển dòng điện qua mosfet.
Đối với mosfet ngược (N-channel):
- Từ cực G sang cực S cách điện
- Từ cực G sang cực D cách điện
- Khi điện áp cực G > cực S thì dẫn điện từ D sang S
- Khi điện áp cực G <= S thì không dẫn điện từ D sang S
Mosfet trên mainboard Desktop thường có 3 chân hoặc 8 chân.
Với một mosfet, cần xác định loại mosfet (mosfet thuận hay ngược), cường độ dòng điện và công suất. Ví dụ: mosfet 2SJ306 là mosfet thuận, 3A, 25W.
Tham khảo tra cứu mosfet thông dụng: https://lqv77.wordpress.com/tag/mosfet/
Mosfet được dùng để làm đèn công suất trong các mạch điều khiển nguồn của CPU, chipset, RAM,…
2. IC (Integrated circuit)
IC là tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn như transistor và linh kiện điện tử thụ động như điện trở được kết nối với nhau, để thực hiện một chức năng xác định.
Mainboard Desktop có nhiều IC như CPU, IC dao động nguồn, IC xử lý tín hiệu như mạng, âm thanh, IC khuếch đại tín hiệu,…
Trong sơ đồ mạch, IC được ký hiệu là U.
Tra cứu thông số kỹ thuật của IC trên các website thông qua mã IC: