Trên mainboard máy tính Desktop có các mạch điện tử khác nhau như:
- Mạch lọc
- Mạch ổn áp
Nắm được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử này, sẽ giúp các bạn dễ dàng chuẩn đoán, sửa chữa hư hỏng hơn.
1. Nguồn điện trong các mạch điện tử
Dòng điện xoay chiều AC (Alternating Current) được hạ áp xuống các điện áp xoay chiều thấp hơn như 6V, 9V, 12V, 24V,… nhờ biến áp nguồn.
Mạch chỉnh lưu biến đổi dòng điện xoay chiều được hạ áp thành dòng điện một chiều DC (Direct Current).
Mạch lọc và mạch ổn áp làm nhiệm vụ tạo nguồn điện một chiều phẳng cung cấp cho các linh kiện.
2. Mạch lọc nguồn một chiều
Có nhiệm vụ san bằng độ gợn sóng của điện áp DC sau khi chỉnh lưu. Mạch lọc nguồn một chiều có cấu tạo thường gồm tụ điện và cuộn cảm.
Mạch lọc với tụ điện có điện dung càng lớn thì điện áp ở đầu ra càng bằng phẳng, các tụ điện được sử dụng thường có trị số khoảng vài ngàn µF.
Tương tự, mạch lọc với cuộn dây có độ tự cảm càng lớn càng tốt.
Các mạch lọc nguồn một chiều
1. Mạch lọc sử dụng cuộn dây
2. Mạch lọc sử dụng tụ điện
3. Mạch lọc LC
4. Mạch lọc Π
3. Mạch ổn áp
Có nhiệm vụ biến đổi điện áp DC đầu vào thành điện áp DC thấp hơn và giữ cố định điện áp này cung cấp cho tải tiêu thụ (CPU, chipset, RAM,…)
Mạch ổn áp dùng IC ổn áp được sử dụng phổ biến trên mainboard Desktop.
IC ổn áp thường là các IC chân dán, nhiều chân. IC ổn áp thường được ký hiệu là U.
Một số IC ổn áp thường gặp trên mainboard Deskktop: