Cấu hình Disk Quota và mã hóa EFS

Đây là bài 9/17 bài của series môn học Thực hành Mạng máy tính

Các bài thực hành đang sử dụng hệ điều hành Windows Server 2003 và Windows XP. Sinh viên có thể thay thế bằng Windows Server 2012 và Windows 7 nếu phòng máy có cài đặt.

1. Bài tập

Xây dựng mạng LAN với sơ đồ mạng sau đây:

Sơ đồ mạng

Lưu ý: Máy server cài đặt hệ điều hành Windows Server 2003, các máy tính còn lại cài đặt hệ điều hành windows XP.

Trên máy Server-PT, tạo các user sau:

    • giamdoc, pho_giamdoc
    • nhansu_truong, nhansu_1, nhansu_2
    • it_truong, it_tapsu

Trên máy server, tạo các group sau:

    • nhansu: phòng nhân sự
    • it: phòng it

Trên máy Server-PT, add các user vào các nhóm sau:

    • Administrators gồm các user giamdoc, pho_giamdoc
    • nhansu gồm các user nhansu_truong, nhansu_1, nhansu_2
    • it gồm các user it_truong, it_tapsu

Khóa các user it_tapsu, nhansu_1, nhansu_2

2. Cấu hình Disk Quota

2.1. Disk Quota là gì?

Disk Quota cung cấp cho các quản trị viên máy tính khả năng theo dõi, điều khiển không gian sử dụng đĩa cứng của người dùng. Từ đó, việc sử dụng đĩa cứng trở nên vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nâng cấp đĩa cứng.

Có vô số lý do khiến bạn muốn dùng disk quota: (1) giới hạn tổng không gian đĩa dùng cho các server, (2) giới hạn số server hay giám sát việc sử dụng không gian đĩa của người dùng mà không thực sự cần áp dụng quota.

Nhưng vì sao lại cần phải giám sát việc sử dụng không gian đĩa của người dùng? Câu trả lời là nếu bạn có một hệ thống file server thiết lập chế độ đa người dùng. Mọi người sử dụng nó hằng ngày để lưu trữ các file tạm thời. Không thể chắc tất cả đều nhớ xóa file trên khi server khi nó không còn cần thiết. Do đó, dung lượng đĩa cứng bị lãng phí rất lớn và cần phải có biện pháp hạn chế vấn đề này. Disk Quota là một giải pháp cho vấn đề này.

Disk Quota được cấu hình theo từng ổ đĩa hoặc phân vùng cơ bản và không thể thiết lập ở mức file hay folder. Mỗi phân vùng có các thiết lập riêng và không ảnh hưởng đến các phân vùng khác.

2.2. Cấu hình Disk Quota

Đăng nhập vào máy tính bằng user Admin (Administrator).

Click chuột phải vào một ổ đĩa cần cấu hình, chọn Properties rồi chọn tab Quota.

Chọn disk quota

Check Enable quota managementDeny disk space to users exceeding quota limit. Click Quota Entries… để cấu hình Disk Quota cho từng người dùng.

Kích hoạt disk quota

Click chọn Quota rồi chọn New Quota Entry… để bắt đầu cấu hình.

Cấu hình disk quota

Add user để cấu hình dung lượng sử dụng đĩa cứng cho user này.

Cấu hình disk quota cho user

Cấu hình giới hạn dung lượng sử dụng cho user test1.

Dung lượng disk quota
    • Limit disk space to: giới bạn dung lượng sử dụng đĩa cứng của user.
    • Set warning level to: đến mức dung lượng này hệ thống sẽ cảnh báo gần hết dung lượng được phép sử dụng.

Kiểm tra giới hạn Disk Quota bằng cách Restart máy tính và đăng nhập bằng user đã được đăng ký sử dụng đĩa cứng. Capacity của ổ cứng đúng bằng dung lượng đã cấu hình cho user.

Kiểm tra disk quota

2.3. Bài tập Disk Quota

Trên máy server, tạo các user sau:

    • truongphong, phophong
    • ketoan_1, ketoan_2, ketoan_3
    • tapsu_1, tapsu_2, tapsu_3

Thêm một ổ đĩa chuẩn là IDE vào máy tính server có dung lượng 50 GB.

Phân vùng ổ đĩa thành 2 phân vùng: phân vùng D có dung lượng 20 GB (Primary), phân vùng E có dung lượng 30 GB (Extended).

Trên phân vùng D, cấu hình sao cho user truongphong, phophong được truy cập không giới hạn dung lượng, user ketoan_1, ketoan_2, ketoan_3 chỉ được sử dụng 100 MB, user tapsu_1, tapsu_2, tapsu_3 không được sử dụng phân vùng này.

Trên phân vùng E, cấu hình sao cho user truongphong, phophong được truy cập không giới hạn dung lượng, user ketoan_1, ketoan_2, ketoan_3 chỉ được sử dụng 500 MB, user tapsu_1, tapsu_2, tapsu_3 được sử dụng 100 MB.

Đăng nhập (Logon) vào từng tài khoản để kiểm tra dung lượng được sử dụng trên phân vùng D.

3. Mã hóa EFS

3.1. Mã hóa EFS là gì?

Trên máy tính, có rất nhiều folder chứa dữ liệu quan trọng. Khi đặt mặc định thì user nào trên máy tính cũng có thể truy cập các folder này.

Một cơ chế gọi là mã hóa EFS (Encrypting File System) giúp bảo vệ dữ liệu của một user trong máy tính nhằm bảo mật dữ liệu cho user đó. Khi một user đã thực hiện mã hóa EFS trên folder của mình thì dữ liệu này chỉ có duy nhất user này được phép xem chúng.

3.2. Mã hóa EFS

Đăng nhập vào máy tính bằng user muốn mã hóa dữ liệu của user này.

Đăng nhập user test1

Để mã hóa EFS dữ liệu trong folder, click phải folder chọn Properties rồi chọn Advanced… Sau đó, chọn Encrypt contents to secure data.

Mã hóa efs

Folder sau khi được mã hóa EFS sẽ có dạng màu xanh lá cây.

Folder đã mã hóa efs

Đăng nhập bằng các user khác trên máy tính và kiểm tra quyền truy cập dữ liệu trên folder đã được mã hóa. Ví dụ, đăng nhập với user test2và truy cập folder Test1 đã được mã hóa với user test2.

Kiểm tra mã hóa efs

3.3. Bài tập

Trên máy server, tạo các user sau: quanly, nhanvien, tapsu

Lần lượt đăng nhập vào máy tính server bằng các user trên. Mỗi user tạo một folder có tên trùng với username của mình trên phân vùng D và tạo một file dữ liệu trong folder này. Ví dụ, user quanly tạo folder D:\\quanly.

Các user mã hóa EFS folder do mình tạo ra.

Lần lượt đăng nhập bằng các user để test quyền truy cập dữ liệu folder mã hóa bởi các user khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Phân quyền dữ liệu chia sẻ trong mạng LANĐề mẫu bài kiểm tra lần 1 môn Thực hành Mạng máy tính >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.