Nhận biết linh kiện mainboard Desktop – Phần 1

Đây là bài 4/16 bài của series môn học TH Phần cứng máy tính

1. Mục tiêu bài học

  • Ôn tập tháo lắp một thùng máy Desktop
  • Nhận biết và đọc được thông số kỹ thuật cơ bản của các linh kiện mainboard Desktop

2. Chuẩn bị dụng cụ

Mỗi sinh viên chuẩn bị các dụng cụ sau:

– Dụng cụ chính:

    • 01 thùng máy Desktop
    • 01 tua vít
    • 01 hộp đựng vít

– Dụng cụ hỗ trợ:

    • 01 chổi vệ sinh máy tính
    • 01 khăn lau

3. Các linh kiện trên mainboard Desktop

3.1. Các linh kiện quan trọng

Vi xử lý (CPU)

– CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm.

– Thông số kỹ thuật:

    • Hãng sản xuất (Intel, AMD,…)
    • Model CPU (Intel Pentium IV, Intel Core I7-8600,…)
    • Số chân CPU
    • Socket hỗ trợ
cpu

Đế cắm (Socket)

– Socket là đế cắm của các CPU trên mainboard. Có nhiều loại đế cắm khác nhau và sẽ tương thích với các loại CPU khác nhau. Socket có nhiệm vụ làm điểm tiếp xúc và cũng là giá đỡ CPU khi gắn vào mainboard.

– Thông số kỹ thuật:

    • Model socket
    • Màu socket
socket

Chipset Bắc

– Chipset Bắc (Memory Controller Hub) đảm nhiệm việc liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam.

– Thông số kỹ thuật:

    • Tên hãng sản xuất
    • Model chipset Bắc
    • Loại chân (chân cắm hay chân dán)
chipset bắc

Chipset Nam

– Chipset Nam (I/O Controller Hub) có chức năng liên lạc với các thiết bị ngoại vi.

– Thông số kỹ thuật:

    • Tên hãng sản xuất
    • Model chipset Nam
    • Loại chân (chân cắm hay chân dán)
chipset nam

RAM

– RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện.

– Thông số kỹ thuật:

    • Loại RAM (DDR1, DDR2,…)
    • Dung lượng RAM (256 MB, 512 MB,…)
    • Số chân RAM
    • Điện áp cấp cho RAM
Thanh RAM

Các IC

– Có nhiều loại IC trên mainboard DESKTOP như IC điều khiển nguồn, IC dao động,…

– Thông số kỹ thuật:

    • Model IC
    • Số chân IC
    • Vị trí chân số 1 của IC
ic

3.2. Một số linh kiện khác

Cổng Serial

– Cổng nối tiếp (Serial) là một cổng thông dụng trong các máy tính trong các máy tính truyền thống dùng kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính như bàn phím, chuột điều khiển, modem, máy quét,… Cổng nối tiếp còn có tên gọi khác như cổng COM.

– Thông số kỹ thuật:

    • Màu nhận dạng cổng
    • Số chân cổng
cổng serial

Cổng USB

– USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. Cho phép mở rộng 127 thiết bị kết nối cùng vào một máy tính thông qua một cổng USB duy nhất.

– Thông số kỹ thuật:

    • Số cổng USB trên mainboard
    • Loại cổng USB (2.0, 3.0,…)
cổng usb

Cổng PS/2

– PS/2 là cổng kết nối bàn phím, con chuột và một số thiết bị sử dụng cổng PS/2 khác với mainboard Desktop.

– Thông số kỹ thuật:

    • Số chân pin
    • Màu cổng
cổng ps2

Cổng VGA

VGA (Video Graphics Array) là một chuẩn hiển thị dùng để hỗ trợ việc kết nối từ máy tính tới các thiết bị trình chiếu thông qua dây cáp.

Thông số:

    • Số chân pin
    • Màu cổng
cổng vga

Cổng LAN

– Cổng LAN để truyền tín hiệu mạng cho các máy sử dụng, dùng chuẩn cáp mạng RJ45.

– Thông số kỹ thuật:

    • Số cổng LAN trên mainboard
    • Số dây dẫn kết nối
cổng lan

Cổng Parallel

– Cổng song song (parallel) là một cổng thường được dùng kết nối máy in vào máy tính trong thời gian trước đây.

– Thông số kỹ thuật:

    • Màu cổng
    • Số chân pin
cổng parallel

4. Yêu cầu thực hành

  • Mỗi sinh viên nhận dụng cụ thực hành.
  • Tháo và lắp thùng máy Desktop theo từng bước và tuân thủ các quy định đưa ra.
  • Nhận biết các linh kiện trên mainboard Desktop.
  • Quan sát và ghi chép thông số kỹ thuật các linh kiện trên mainboard Desktop.
  • Hoàn thành phiếu thực hành.
  • Chụp hình, quay video để làm tư liệu.

5. Phiếu thực hành

Mỗi sinh viên download phiếu thực hành tại đây, photo và mang theo khi thực hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Nhận biết, tháo lắp dây Front Panel và dây truyền dữ liệuNhận biết linh kiện mainboard Desktop – Phần 2 >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Trả lời

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.