Nguyên lý cấp nguồn chờ trên mainboard Laptop

Đây là bài 6/18 bài của series môn học Sửa chữa Laptop cơ bản

1. Nguồn chờ là gì?

Nguồn chờ có điện áp khoảng 5V hoặc 5V và 3.3V do mạch ổn áp REGU tạo ra để cấp nguồn cho một số linh kiện như IC SIO, chân VDD của IC dao động nguồn cấp trước. Mạch REGU tạo ra nguồn chờ thường được tích hợp trong IC dao động của nguồn cấp trước.

Hầu hết các máy Laptop có nguồn chờ ra ở chân All_Always_On của IC dao động nguồn cấp trước. Chân này thường có các tên gọi là VL, LDO hoặc VREG.

Nếu Laptop không có nguồn đầu vào thì cũng không có nguồn chờ và nếu không có nguồn chờ thì cũng không có các nguồn điện phía sau.

Khi Laptop có nguồn chờ, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể.

2. Các dạng nguồn chờ trên Laptop

Có nhiều dạng nguồn chờ trên các dòng máy Laptop khác nhau.

Dạng 1 – Nguồn chờ sinh ra cấp trực tiếp cho IC SIO

Thường gặp trên hầu hết các dòng máy Laptop như HP, Compaq, Asus, Acer, Sony, Dell.

Nguồn chờ Laptop

Dạng 2 – Nguồn chờ sinh ra cấp vào chân ON5, ON3 của IC dao động nguồn cấp trước

Nguồn chờ Laptop

Dạng 3 – Các dòng máy IMB có đến 2 nguồn chờ

Nguồn chờ Laptop

3. Phương pháp kiểm tra nguồn chờ

1) Chúng ta phải kiểm tra nguồn chờ khi nào?

Chúng ta cần kiểm tra nguồn chờ khi Laptop đã có nguồn đầu vào 12 – 20V nhưng không có nguồn cấp trước 5V, 3V.

2) Nguồn chờ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Phụ thuộc vào nguồn đầu vào cấp cho IC dao động nguồn cấp trước

Phụ thuộc vào mạch REGU trong IC.

3) Phương pháp kiểm tra nguồn chờ như thế nào?

Xác định IC dao động tạo ra các điện áp cấp trước 5V và 3V của máy.

Tra cứu để biết đâu là chân All_Always_ON của IC, chân này có ký hiệu là VL, LDO hoặc VREG5 và VREG3 với chân VL, LDO, VREG5 ra điện áp 5V, chân VREG3 ra điện áp 3V.

Đo điện áp ở chân VL, LDO hoặc VREG5 phải có 5V khi cắm điện từ Adapter, chân VREG3 có 3V.

Nếu không có điện áp ở các chân như trên nghĩa là máy đang bị mất nguồn chờ.

4) Vì sao mất nguồn chờ, máy lại mất nguồn cấp trước 5V, 3V?

Để máy có nguồn cấp trước 5V và 3V thì IC dao động nguồn cấp trước cần có một số điều kiện như:

    • Chân VDD phải có điện áp 5V cung cấp, điện áp lấy từ nguồn chờ để hoạt động.
    • Chân lệnh điều khiển ON5, ON3 cho phép nguồn cấp trước hoạt động để tạo ra áp 5V, 3V. Các lệnh này phụ thuộc vào nguồn chờ.

5) Có phải khi mất nguồn chờ, thay IC dao động 5V, 3V là sẽ tốt?

Nguồn chờ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

    • Nguồn đầu vào.
    • Mạch REGU ở trong IC.

Vì thế khi mất nguồn chờ, cần xử lý:

    • Kiểm tra nguồn đầu vào.
    • Thay IC dao động 5V, 3V.
5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Nguyên lý cấp nguồn đầu vào trên mainboard LaptopNguyên lý cấp nguồn cấp trước trên mainboard Laptop >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.