Các nguồn điện áp trên mainboard Laptop

Đây là bài 4/18 bài của series môn học Sửa chữa Laptop cơ bản

1. Các nguồn điện áp cấp cho các linh kiện trên mainboard Laptop

Trên mainboard Laptop có nhiều nguồn điện áp khác nhau như:

    • Điện áp từ adapter (củ sạc) khoảng 16V – 20V.
    • Điện áp từ battery khoảng 12V – 16V.
    • Điện áp thấp đầu tiên cấp cho IC SIO khoảng 5V.
    • Điện áp được tạo ra sau khi có nguồn cấp cho IC SIO khoảng 5V và 3.3V. Hai điện áp này cấp cho mạch điều khiển xạc PIN.
    • Sau khi nhấn nút nguồn, điện áp 5V và 3.3V cấp cho các chipset, BIOS, SIO, Clockgen, PCI, IC Sound, IC Card Network, thiết bị lưu trữ, cổng USB, màn hình LCD,…
    • Điện áp 2.5V, 1.8V, 1.5V cấp cho các loại RAM và chipset.
    • Có thể có điện áp 1.25V cấp nguồn phụ cho RAM.
    • Có thể có điện áp 1.2V cấp nguồn phụ cho chipset.
    • Có thể có điện áp VIO 1.05V cấp nguồn cho chipset và CPU.
    • Có thể có điện áp 0.9V cấp nguồn phụ cho RAM.
    • Điện áp VCORE cấp nguồn chính cho CPU.

Mỗi dòng máy Laptop lại có các tên gọi khác nhau cho những nguồn điện áp trên. Lúc này, kỹ thuật viên sẽ rất khó để nhớ và tìm hiểu để sửa chữa nguồn trên Laptop. Do đó, người ta sẽ phân loại các điện áp nguồn trên mainboard Laptop dựa trên đặc điểm chung của chúng.

2. Phân loại các nguồn điện áp trên mainboard Laptop

Rõ ràng, các nguồn điện áp trên mainboard Laptop rất nhiều, phức tạp và khó hiểu. Để đơn giản, dựa vào trình tự xuất hiện của các nguồn điện áp, có thể chia thành 5 loại nguồn: nguồn đầu vào, nguồn chờ, nguồn cấp trước, nguồn thứ cấp, nguồn VCORE.

Các nguồn điện áp trên Laptop
Nguồn điện ápĐặc điểm và mục đích sử dụng
1 – Nguồn đầu vàoNguồn đầu vào có điện áp từ 12 đến 20V, là điểm tập trung giữa nguồn adapter và nguồn PIN.
Là nguồn điện đầu tiên xuất hiện trên máy khi ta gắn PIN hoặc cắm Adapter.
Khi máy có nguồn đầu vào, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể.
2 – Nguồn chờNguồn chờ có điện áp 5V (hoặc 5V và 3V). Nguồn chờ thường đi ra từ chân All_Always_On của IC dao động nguồn cấp trước.
Chân này thường có các tên gọi là VL, LDO hoặc VREG3 và VREG5.
Nguồn chờ cấp nguồn cho IC SIO, cấp nguồn tạm cho IC dao động nguồn cấp trước.
Khi máy có nguồn chờ, máy vẫn chưa ăn dòng hoặc ăn dòng không đáng kể.
3 – Nguồn cấp trướcNguồn cấp trước có điện áp 5V và 3V dùng để cấp nguồn cho mạch điều khiển xạc và mạch tạo ra nguồn thứ cấp 5V, 3V.
Nguồn cấp trước xuất hiện trước khi nhấn nút nguồn nếu Laptop sử dụng nguồn Adapter.
Nếu Laptop chỉ sử dụng PIN thì nó có sau khi nhấn nút nguồn.
Khi máy có nguồn cấp trước thì dòng tiêu thụ khoảng 0.01 đến 0.03A.
4 – Nguồn thứ cấpNguồn thứ cấp là toàn bộ các điện áp xuất hiện sau khi nhấn nút nguồn.
Có các nguồn thứ cấp sau:
– Nguồn 5V thứ cấp: cấp nguồn cho các ổ đĩa, các cổng USB, màn hình LCD,…
– Nguồn 3.3V thứ cấp: cấp nguồn cho Chipset Nam, ROM BIOS, SIO, ClockGen, khe Mini PCI, Sound, Network,… và cấp cho đèn báo nguồn.
– Nguồn 2.5V là nguồn chính cho RAM DDR.
– Nguồn 1.8V là nguồn chính cho DDR2.
– Nguồn 1.5V là cấp nguồn cho 2 Chipset và là nguồn chính cho RAM DDR3.
– Nguồn 1.25V cấp nguồn phụ cho RAM DDR.
– Nguồn 1.2V cấp nguồn phụ cho 2 Chipset.
– Nguồn VIO khoảng 1.05V cấp nguồn phụ cho CPU và cho 2 Chipset.
– Nguồn 0.9V cấp nguồn phụ cho RAM DDR2.
5 – Nguồn VCORENguồn VCORE cấp nguồn chính cho CPU.
Nguồn VCORE xuất hiện sau cùng trên mainboard Laptop.

3. Tên các nguồn điện áp trên một số dòng máy Laptop

Khi đọc schematic của mainboard Laptop, việc nhớ được tên của các nguồn điện áp trên các dòng máy sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu được nguyên lý cấp nguồn trên Laptop. Bảng dưới đây thống kê tên các nguồn điện áp trên một số dòng máy Laptop.

Dòng máyNguồn đầu vàoNguồn chờNguồn cấp trướcNguồn thứ cấpNguồn VCORE
IBM T40,T41,T42VINT16 (VINT20)ALWAYS_ON, ra ở chân VL của IC dao động nguồn cấp trước 5V và 3VVCC5M VCC3MVCC5B VCC3B VCC2R5A VCC2R5B VCC1R5B VCC1R25B VCCCPUIO VCCVIDEOCOREVCCCPUCORE
DELL D600PWR_SRCALWAYS_ON, ra ở chân LDO của IC dao động nguồn cấp trước 5V và 3V+5VSUS +3VSUS+2_5VSUS SMDDR (1,25V) VGACORE +1,5VSUS +1,05V_VCCP +1,8VRUN VTT(1,05V) VCC1_2_MCH(1,2V)+VHCORE
HP DV6000VINALWAYS_ON, ra ở chân LDO của IC dao động nguồn cấp trước 5V và 3V5VPCU 3VPCU1.8VSUS +1.5V +1.05V VGACOREVCC_CORE
ASUS T76SAC_BAT_SYSALWAYS_ON, ra ở chân VREG5 và VREG3 của IC dao động nguồn cấp trước 5V và 3V+3VSUS +5VSUS+1.8V +3V +5V +0.9VS +1.5VS +1.25VS +2.5VS +3VS+VCORE
ACERDCBATOUTALWAYS_ON, ra ở chân VREG5 và VREG3 của IC dao động nguồn cấp trước 5V và 3V5V_PWR 3V_PWR5V_S0 5V_S5 1D8V_PWR 1D5V_S0 1D05V_PWR VGFXCOREVCC_CORE

Các bạn hoàn toàn có thể tự tổng hợp tên các điện áp nguồn của các dòng máy Laptop bằng cách đọc hiểu schematic và ghi chép lại để tra cứu khi cần.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Các linh kiện cơ bản trên mainboard LaptopNguyên lý cấp nguồn đầu vào trên mainboard Laptop >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.