Thực hành tra cứu các loại IC trên mainboard Desktop

Đây là bài 3/9 bài của series môn học TH Sửa chữa Desktop cơ bản

1. Chuẩn bị dụng cụ

Mỗi sinh viên chuẩn bị các dụng cụ sau:

Dụng cụ chính:

    • 1 mainboard Desktop
    • 1 đồng hồ đa năng
    • 1 máy tính hoặc smartphone có kết nối internet

Dụng cụ hỗ trợ:

    • 1 chổi vệ sinh
    • 1 khăn lau
    • 1 ổ cắm điện

2. Các loại ICs trên mainboard Desktop

Trên mainboard Desktop có nhiều loại ICs khác nhau. Các IC này có một chức năng nhất định nào đó. Dựa vào chức năng của các IC, chúng được chia tạm thời thành các loại như IC điều khiển và xử lý tín hiệu, IC ổn áp.

2.1. IC điều khiển và xử lý tín hiệu

IC điều khiển và xử lý tín hiệu là những IC có nhiệm vụ thực hiện một chức năng nhất định trên mainboard Desktop. Ví dụ, IC SIO điều khiển các linh kiện ngoại vi, IC ClockGen tạo xung Clock, IC Card Sound xử lý tín hiệu âm thanh,…

Các IC này thường là các IC lớn và có hàng chân dán trên mainboard.

Các loại IC xử lý tín hiệu

2.2. IC ổn áp

Là những con IC có chức năng tạo ra các mức điện áp phù hợp và ổn định điện áp này để cung cấp cho các linh kiện trên mainboard Desktop nhưng CPU, chipset, RAM,… Để thực hiện những chức năng đó thì các IC này thường kết hợp với các cuộn cảm, tụ điện. Do đó, các IC này thường đứng gần các đèn mosftet, tụ điện và cuộn cảm.

Các IC này thường là các IC nhỏ có 2 hoặc 4 hàng chân dán.

Một số IC ổn áp thường gặp trên mainboard Desktop

3. Tra cứu ICs trên mainboard Desktop

Trên mainboard Desktop có nhiều loại IC, vậy làm thế nào để biết chức năng của từng con IC? Chỉ có một cách duy nhất là tra cứu ICs dựa vào mã IC trên lưng của từng con IC. Dựa vào mã IC này, chúng ta sẽ biết được chức năng, thông số kỹ thuật của con IC và ý nghĩa mỗi chân của IC.

Để tra cứu ICs trên mainboard Desktop, chúng ta làm như sau:

    • Đọc chính xác mã IC trên lưng từng con IC. Mã IC thường là dòng đầu tiên được ghi trên lưng các con IC.

    • Sau khi đọc được mã IC, chúng ta vào trang Google tìm kiếm với từ khóa “ic mã IC”. Ví dụ, tra cứu “ic ICS CJ360318”.

    • Một số trang web cung cấp thông số kỹ thuật chi tiết của từng con IC có thể tham khảo như http://www.alldatasheet.com, http://www.s-manuals.com/, https://datasheet4u.com/, https://datasheetspdf.com/,…

    • Khi tra cứu một con IC, các thông tin cần được tra cứu: chức năng của IC, số chân IC, từng chân IC có ý nghĩa gì.

4. Thực hành

Mỗi sinh viên nhận dụng cụ thực hành.

Tháo thùng máy Desktop.

Vệ sinh sạch sẽ mainboard Desktop.

Tra cứu tất cả các con ICs trên mainboard Desktop.

Chụp hình, quay video để làm tư liệu.

5. Phiếu thực hành

Mỗi sinh viên download phiếu thực hành tại đây, photo và mang theo khi thực hành.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Ôn tập kiểm tra bộ nguồn ATXThực hành đọc sơ đồ mạch mainboard Desktop – Phần 1 >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.