1. Mục tiêu bài học
- Ôn tập tháo lắp một thùng máy Desktop
- Nhận biết và đọc được thông số kỹ thuật cơ bản của các linh kiện mainboard Desktop
2. Chuẩn bị dụng cụ
Mỗi sinh viên chuẩn bị các dụng cụ sau:
– Dụng cụ chính:
- 01 thùng máy Desktop
- 01 tua vít
- 01 hộp đựng vít
– Dụng cụ hỗ trợ:
- 01 chổi vệ sinh máy tính
- 01 khăn lau
3. Các linh kiện trên mainboard Desktop
3.1. Các cổng loa, micro, PCI, AGP và ROM BIOS
Loa, micro
– Cổng kết nối tai nghe, micro trên mainboard.
– Thông số kỹ thuật:
- Số cổng
- Màu cổng
Cổng PCI
– PCI (Peripheral Component Interconnect) là cổng kết nối thiết bị mở rộng.
– Thông số kỹ thuật:
- Màu cổng
- Số cổng trên mainboard
- Số chân pin
Cổng AGP
– AGP (Accelerated Graphics Port) là một cổng truyền dữ liệu đến mainboard và cổng này dành riêng cho các bo mạch đồ hoạ.
– Thông số kỹ thuật:
- Màu cổng
- Số cổng trên mainboard
- Số chân pin
ROM BIOS
– ROM BIOS là một IC lưu trữ chương trình BIOS. Chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
- Khởi động máy tính
- Cung cấp bản CMOS SETUP Default
- Cung cấp chương trình kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM
- Quản lý trình điều khiển cho các thành phần trên mainboard như chipset, IC SIO, Card Video onboard, bàn phím,…
– Thông số kỹ thuật:
- Model ROM BIOS
- Loại chân (chân cắm hay dán)
- Số chân
3.2. Một số linh kiện khác
Thạch anh
– Thạch anh điện tử là một linh kiện làm bằng tinh thể đá thạch anh được mài phẳng và chính xác. Thạch anh dùng để tạo ra khối dao động và tần số dao động được ghi trên lưng thạch anh.
– Thông số kỹ thuật:
- Tần số dao động
- Vị trí (gần IC, nguồn,…)
Cuộn dây
– Cuộn dây còn gọi là cuộn cảm. Cuộn dây có nhiệm vụ giữ cường độ dòng điện cho các mạch nguồn. Trên mainboard laptop được kí hiệu là L, PL.
– Thông số kỹ thuật:
- Hình dạng
- Số vòng dây
- Ký hiệu
Tụ điện
– Tụ điện là linh kiện điện tử được sử dụng để lọc nguồn, lọc nhiễu, dùng cho mạch tạo dao động. Trên mainboard Desktop gồm có 2 loại tụ điện là tụ gốm không phân cực và tụ hóa có phân cực.
– Thông số kỹ thuật:
- Hình dạng
- Màu sắc
- Ký hiệu
Mosfet
– MOSFET (Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor) là một thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong các mạch số và các mạch tương tự.
– Thông số kỹ thuật:
- Số chân
- Màu sắc
- Số mosfet trên mainboard
Điện trở
– Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng điện trở suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Ký hiệu bởi chữ R hoặc PR.
– Thông số kỹ thuật:
- Màu sắc
- Trở kháng
- Vị trí (gần nguồn, tụ điện,…)
Pin CMOS
– Pin CMOS dùng để cung cấp nguồn điện duy trì cho CMOS RAM có thể hoạt động bình thường. Khi đó, bộ phận này giúp lưu trữ thông tin cấu hình của các bộ phận phần cứng khác trong máy đồng thời cập nhật ngày giờ (thời gian) liên tục và lấy đó làm ngày giờ chuẩn mực cho hệ thống.
– Thông số kỹ thuật:
- Màu sắc
- Hình dạng
- Loại pin
- Nơi sản xuất
4. Yêu cầu thực hành
- Mỗi sinh viên nhận dụng cụ thực hành.
- Tháo và lắp thùng máy Desktop theo từng bước và tuân thủ các quy định đưa ra.
- Nhận biết các linh kiện trên mainboard Desktop.
- Quan sát và ghi chép thông số kỹ thuật các linh kiện trên mainboard Desktop.
- Hoàn thành phiếu thực hành.
- Chụp hình, quay video để làm tư liệu.
5. Phiếu thực hành
Mỗi sinh viên download phiếu thực hành tại đây, photo và mang theo khi thực hành.