Tín hiệu xung clock và reset trên mainboard Laptop

Đây là bài 15/18 bài của series môn học Sửa chữa Laptop cơ bản

Tín hiệu xung clock và reset trên mainboard Laptop có những đặc điểm khá tương đồng với mainboard Desktop. Các bạn có thể đọc lại bài Mạch tạo xung clock và tín hiệu Reset trên mainboard để ôn tập lại ý nghĩa của tín hiệu xung clock và reset trên mainboard.

1. Tín hiệu xung clock trên mainboard Laptop

Tín hiệu xung clock được tạo ra bởi mạch Clockgen. Mạch Clock Gen chỉ hoạt động khi các mạch nguồn đã hoạt động tốt. Mạch Clock Gen hỏng thì máy sẽ không có tín hiệu Reset hệ thống, không nạp BIOS,…

Vai trò mạch clockgen trong Laptop

Trên mainboard Laptop, có nhiều xung clock khác nhau được tạo ra từ mạch Clockgen để cung cấp cho các linh kiện.

Các xung clock trên Laptop

Kiểm tra, sửa chữa mạch Clockgen

Biểu hiện mạch Clock Gen bị hỏng:

    • Các nguồn điện áp vẫn hoạt động bình thường
    • Máy Laptop sẽ bị treo Reset (vẫn có đèn báo nguồn)
    • Các Chipset và CPU không hoạt động

Kiểm tra xung Clock khi nào?

Kiểm tra xung Clock khi máy đã lên nguồn nhưng không lên hình và có những biểu hiện của Chipset và CPU không chạy.

Kiểm tra xung Clock như thế nào?

Sử dụng Card Test mainboard Laptop. Gắn vào khe PCI hoặc PCI Mini (gắn Card Wifi). Gắn tạm quạt tản nhiệt CPU, gắn Card Test vào PCI Mini, cắm điện từ adapter cho mainboard Laptop:

    • Nếu mở nguồn Laptop mà đèn Clock sáng thì có xung Clock.
    • Nếu đèn Clock tắt thì không có xung Clock.

Các bạn có thể xem lại bài Kiểm tra các tín hiệu trên mainboard bằng card test main để ôn tập lại cách sử dụng card test main.

Nguyên nhân mất xung Clock:

    • Hỏng IC Clock Gen
    • Hỏng thạch anh
    • Mất nguồn VCORE

Kiểm tra mạch Clock Gen bằng cách đo điện áp ở chân thạch anh

Đầu tiên, cần đảm bảo máy đã có nguồn VCORE. Nếu 2 chân thạch anh có điện áp ~1.5V và ~0.5V thì IC Clock Gen hoạt động tốt, nếu không IC Clock Gen hỏng.

Đo điện áp thạch anh Laptop

2. Tín hiệu reset trên mainboard Laptop

Tín hiệu Reset xuất hiện sau xung Clock nhưng có trước quá trình nạp BIOS. Khi có tín hiệu Reset thì Chipset bắc hoạt động. Sau đó, Chipset bắc tạo ra tín hiệu CPU_RST để khởi động CPU. Khi CPU hoạt động sẽ cho nạp và chạy chương trình BIOS.

Vai trò tín hiệu Reset trên Laptop

Chipset nam tạo tín hiệu reset hệ thống chỉ khi tất cả các nguồn trên mainboard Laptop hoạt động tốt. Sau đó, chipset bắc tạo tín hiệu reset CPU.

Sơ đồ tín hiệu reset trên Laptop

Kiểm tra tín hiệu Reset

Kiểm tra tín hiệu Reset như thế nào?

Sử dụng Card Test mainboard Laptop. Gắn vào khe PCI hoặc PCI Mini (gắn Card Wifi). Gắn tạm quạt tản nhiệt CPU, gắn Card Test vào PCI Mini, cắm điện từ adapter cho mainboard Laptop:

    • Nếu mở nguồn Laptop mà đèn Reset sáng rồi tắt thì có tín hiệu Reset.
    • Nếu đèn Reset không sáng hoặc sáng rồi không tắt thì không có tín hiệu Reset.

Nguyên nhân mất Reset:

    • Hỏng mạch Power Manager trong Chipset Nam.
    • Hỏng mạch Clock Gen.
    • Mất nguồn VCORE
    • Mất một nguồn điện áp thứ cấp.

Dòng tiêu thụ của máy khi bị mất (treo) tín hiệu Reset hệ thống

Khi máy bị mất (treo) tín hiệu Reset thì Chipset bắc không hoạt động.

Nếu chipset bắc không hoạt động dẫn đến CPU không hoạt động và không nạp BIOS.

Vì vậy, máy chỉ ăn dòng khoảng 0,3 đến 0,4A (dòng tiêu thụ của các điện áp thứ cấp).

Kiểm tra nguồn thứ cấp bằng nguồn đa năng

Nếu máy có tín hiệu Reset thì CPU mới hoạt động, khi đó dòng điện sẽ tăng lên đến khoảng 0,6 – 0,8A.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước và bài sau trong môn học<< Nhận biết và phân loại các IC nguồn trên mainboard LaptopCác loại RAM và mạch nguồn RAM trên mainboard Laptop >>
Chia sẻ trên mạng xã hội:

Để lại một bình luận

Lưu ý:

1) Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.

2) Khuyến khích sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.

3) Mọi bình luận trái quy định sẽ bị xóa bỏ.